Chiến lược thương hiệu là gì? Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu

Việc không có một chiến lược cụ thể hoặc dài hạn sẽ trở thành thách thức cho các doanh nghiệp. Vấn đề đó chứng tỏ doanh nghiệp bạn đang hoạt động không nhất quán, hình ảnh thương hiệu mờ nhạt. Đây là điều không nên xảy ra, vì các khách hàng mục tiêu dễ lãng quên thương hiệu của bạn. Chính vì vậy, xây dựng chiến lược thương hiệu là rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu là gì?

Chiến lược thương hiệu là bảng các hướng dẫn về kế hoạch giải pháp dài hạn với mục đích cuối là xây dựng và phát triển thương hiệu. Điều đó là cần thiết để các doanh nghiệp thành công với những mục tiêu cụ thể.

 Vậy xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp để là gì?

  • Định hướng một cách đúng đúng đắn trong cách thức hoạt động của doanh nghiệp.
  • Làm chủ thị trường mục tiêu bằng việc tăng tính cạnh tranh.
  • Xây dựng niềm tin  thương hiệu, định vị và ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng mục tiêu.

Chính vì những vấn đề đó yêu cầu các doanh nghiệp cần có một chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Những thành phần và quy trình trong xây dựng chiến lược thương hiệu tương đối đơn giản, nội dung bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu ngay.

Những thành phần cần có của một chiến lược thương hiệu hiệu quả là gì?

Xây dựng chiến lược thương hiệu cần những thành phần chính sau đây:

  • La bàn thương hiệu (Brand Compass):
    • Mục đích thương hiệu được tạo ra
    • Tầm nhìn
    • Sứ mệnh
    • Giá trị cốt lõi
    • Mục tiêu chiến lược
    • Giải pháp, kế hoạch đạt được mục tiêu chiến lược.
    • Những kết quả then chốt cần đạt được.
  • Văn hoá Công ty (Company Culture):  Văn hóa công ty hiệu quả đều được xây dựng trên các giá trị cốt lõi mà người sở hữu thương hiệu
  • Nhân cách thương hiệu (Brand Personality)
  • Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture): Đây là bản mô tả hướng dẫn và quy hoạch chiến lược có tầm nhìn.
  • Tên thương hiệu và slogan:
  • Nhận diện thương hiệu: Bao gồm:
    1. Thiết kế Logo
    2. Màu sắc của thương hiệu
    3. Hệ thống phông chữ sử dụng
    4. Hệ thống lưới và tín hiệu nhận diện.
    5. Danh thiếp (card visit)
    6. Giấy viết thư
    7. Tiêu đề thư
    8. Phong bì thư
    9. Hóa đơn
    10. Thẻ nhân viên
    11. Đồng phục nhân viên
    12. Chữ ký email
    13. Hình ảnh nhận diện trên mạng xã hội (avatar – cover)
    14. Poster truyền thông về dịch vụ, sản phẩm…
  • Giọng nói và thông điệp (Brand Voice and Messaging)
  • Website
  • Mạng xã hội

Các bước xây dựng chiến lược thương hiệu

Xây dựng chiến lược bao gồm các bước cụ thể như sau:

Xác định khách hàng mục tiêu.

Khách hàng mục tiêu là nhóm người sử dụng sản phẩm tiềm năng mà bạn đang hướng tới. Nhóm khách hàng mục tiêu sẽ có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ của bạn bằng việc chi trả để đáp ứng nhu cầu bản thân.

Định vị thương hiệu với đối thủ cạnh tranh

Bạn cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của mình cùng với xác định nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Công việc này bao gồm:

  • Xác định điểm mạnh, điểm yếu tiến hành theo dõi các hoạt động truyền thông.
  •  Cùng với đó là xác định vị trí của đối thủ trong suy nghĩ của khách hàng.

Việc làm đó sẽ giúp các doanh nghiệp xác định nhu cầu và xu hướng của thị trường. Từ đó, đưa ra các chiến lược cùng với những sáng kiến để tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Hướng đến mục tiêu thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của mình nhiều hơn đối thủ. Nội dung này bạn có thể tham khảo bài viết định vị thương hiệu là gì của chúng tôi.

Xác định xu hướng và cơ hội trên thị trường mục tiêu

Đối với mỗi loại hình, mỗi ngành hàng dịch vụ khác nhau  thì xu hướng phát triển là không giống nhau. Xu hướng thị trường chính là việc chính là điều chỉnh hướng đi, để không phải tục lại sau.

Xác định xu hướng và cơ hội của doanh nghiệp đối với thị trường  thông qua quá trình nhận biết và phân tích. Từ đó, các thông tin như: chiến lược, hướng đi và đối thủ sẽ được khai thác tối đa. Một số vấn đề cần đáp ứng khi xác định cơ hội doanh nghiệp bạn là;

  • Ước lượng độ phù hợp đối với các chiến lược Marketing.
  • Tính khả thi và nguồn lực của doanh nghiệp.

Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu

Giá trị cốt lõi thương hiệu là những yếu tố lâu dài và thiết yếu. Nó được xem như là bộ quy tắc về sự hướng dẫn chi tiết và định hướng cụ thể hành vi của các thành viên. Để làm được điều đó bạn cần phải tìm được niềm tin giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn.

Xây dựng định vị thương hiệu

Trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu thì định vị là một trong những khâu quan trọng. Đây là yếu tố mà các doanh nghiệp muốn khách hàng nhớ tới khi nhắc đến sản phẩm của mình. Hay nói cách khác là tạo nên sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

Xây dựng nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu chính là tạo sự khác biệt, cá nhân hóa để biến nó không giống với thương hiệu nào. Bạn có thể tạo ra điểm khác biệt bằng cách xây dựng hình mẫu, tính cách cho doanh nghiệp thông qua:

  • Tên thương hiệu.
  • Thiết kế logo, slogan,
  • Thiết kế thông điệp,…

Quản trị thương hiệu

Sau khi xây dựng được thương hiệu bạn cần liên tục làm mới nó, duy trì vị thế của mình trên thị trường. Thương hiệu của bạn dù mạnh đến mức nào nếu không có sự đổi mới thì trở nên mờ nhạt dần và gây mất niềm tin cho khách hàng. Nó được xem như là yếu tố sống còn của doanh nghiệp.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về thông tin chiến lược thương hiệu là gì? PITDA CORP với hơn nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn chiến lược, marketing, đặt tên, nhượng quyền…chúng tôi sẽ mang tới cho khách hàng như dịch vụ chuyên nghiệp nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: nếu bạn có nhu cầu.

Yêu cầu báo giá