Định vị thương hiệu là gì? Bí quyết giúp định vị thương hiệu thành công

Xu hướng ngày nay, người tiêu dùng luôn hướng đến việc tìm kiếm các thương hiệu trên nhiều đơn vị truyền thông. Chính vì vậy, định vị thương hiệu đã và trở thành một trong những chiến lược quan trọng giúp các doanh nghiệp chiếm phần lớn thị trường và nâng cao sự cạnh tranh. Vậy định vị thương hiệu là gì? Phương pháp giúp định vị thương hiệu thành công?

Định vị thương hiệu là gì?

Theo định nghĩa của giáo sư kinh tế học Marc Filser thì định vị thương hiệu là những nỗ lực để đem những hình ảnh riêng cho sản phẩm. Nhờ đó khách hàng càng có thêm nhận thức tốt về sản phẩm đó. Hãy nói một cách tổng quản là điều mà các doanh nghiệp/công ty muốn khách hàng có sẽ liên tưởng đến thương hiệu của mình mỗi khi sử dụng.

Mục tiêu chính của vấn đề định vị thương hiệu là xây dựng một hình ảnh thương hiệu mang những nét bản sắc riêng. Đây là vấn đề cốt lõi để tạo nên sự khác biệt và quan trọng hơn là gây ấn tượng mạnh đến người tiêu dùng. Đặc biệt, đây cũng là yếu tố tăng thêm sự cạnh tranh với các đối thủ trên thương trường. Để đạt những mục tiêu đó thì định vị thương hiệu cần thể hiện được tính chuyên nghiệp và định hướng rõ ràng.

Để vấn đề định vị thương hiệu là tối ưu nhất thì các chiến dịch quảng cáo và phương tiện truyền thông cần được phát huy tối đa. Chính vì vậy, muốn có một chiến lược định vị cho thương hiệu hiệu quả điều cần làm là:

  • Tối đa hóa sự quan tâm của khách hàng.
  • Tối đa hóa giá trị thương hiệu.

Bí quyết giúp định vị thương hiệu thành công là gì?

Để định vị thương hiệu thành công bạn cần hiểu đúng những vấn đề sau đây:

Hiểu được vị trí của bạn hiện tại

Việc hiểu đúng vị trí của bạn hiện tại sẽ giúp bạn nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình trên thị trường. Vậy những chiến lược định vị thương hiệu hiệu quả nhất bao gồm:

  • Tuyên bố sứ mệnh
  • Nổi bật giá trị cốt lõi
  • Đề xuất giá trị
  • Brand Persona

Nắm bắt những yếu tố này giúp doanh nghiệp bạn xác định một khung hoàn hảo để tăng thêm sự vững chắc cho nền móng định vị thương hiệu. Từ đó, giúp doanh nghiệp định hướng đến nhu cầu mà khách hàng mong muốn. Từ đó, bạn phải tìm ra phương pháp tiếp cận với những khách hàng mục tiêu như:

  • Hiểu được họ đang muốn gì từ thị trường.
  • Đáp ứng được những điều họ mong muốn là mục đích cuối cùng.
  • Hãy cho họ hình ảnh rõ ràng về thị trường mục tiêu của mình đặt ra.

Xác định đối thủ là ai?

Để phân tích được những đối thủ cạnh tranh,bạn cần tiến hành phân tích:

  • Đầu tiên bạn xác định đối thủ cạnh tranh đối với thương hiệu của bạn, họ có tiềm năng nổi bật nào? Ở bước này bạn nên sử dụng những công cụ so sánh đặt doanh nghiệp mình và đối thủ lên bàn cân về tiềm năng để biết được điểm yếu và mạnh.
  • Tiếp đến bạn nên soạn thảo một bản tóm tắt về nội dung về những yếu tố đặc trưng, lợi ích thương hiệu của bạn mang lại cho khách hàng. Bạn nên cô đọng lại những yếu tố này để nâng cao giá trị cho khách hàng, và đây chính là thành phần cốt lõi cho thương hiệu của bạn.
  • Bạn nên lưu ý những thành phần quan trọng về hình ảnh thương hiệu hướng đến người tiêu dùng tiềm năng trên bản kế hoạch xâm nhập thị trường. Trong trường hợp khách hàng chưa xác định được giá trị thương hiệu của bạn, cần đưa ra những hướng giải quyết. Mục đích cuối cùng là nâng cao giá trị thương hiệu của mình trong tâm trí người mua.

Tuyên bố định vị thương hiệu của bạn

Tuyên bố định vị thương hiệu là khâu quan trọng sau khi bạn hoàn tất các công việc như:

  • Xác định được khách hàng mục tiêu của mình,
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh.
  • Xác định sự khác biệt cạnh tranh của mình,

Việc tuyên bố định vị thương hiệu nên xây dựng theo hướng nội bộ, đồng thời có bản hướng dẫn các nỗ lực về thương hiệu. Đây được xem là điểm khác biệt so với các khẩu hiệu quảng cáo.

Tuyên bố định vị thương hiệu cần súc tích ngắn gọn bao quát 4 thành phần quan trọng sau đây:

  • Khán giả mục tiêu: Ai là người mua?
  • Định nghĩa thị trường: Những vấn đề  thích hợp hoặc thể loại của thị trường thương hiệu của bạn tốt nhất phục vụ?
  • Lợi ích/điểm khác biệt: Những lợi ích duy nhất hoặc sự khác biệt mang tính cạnh tranh mà bạn đã xác định là gì?
  • Lý do để tin tưởng: Những bằng chứng cho lợi ích nói trên?

Triển khai tuyên bố định vị thương hiệu của bạn

Để triển khai việc tuyên bố định vị thương hiệu trong chiến lược phát triển kinh doanh  bạn cần thực các cách sau đây:

Đặt mục tiêu SMART cho chiến lược định vị thương hiệu.

Một trong những cách để triển khai tuyên bố định vị thương hiệu của bạn là đặt mục tiêu SMART cho chiến lược. Mục tiêu SMART mang tính:

  • Mang tính cụ thể.
  • Có thể đo lường.
  • Có thể đạt được.
  • Kết quả theo định hướng và thời gian ràng buộc.

Căn chỉnh tuyên ngôn định vị thương hiệu

Căn chỉnh tuyên ngôn định thương hiệu tương phù hợp với kế hoạch marketing thị thị trường của bạn. Bạn cần buộc các tính năng, lợi ích của sản phẩm vào các yếu tố khác biệt của bạn.

Chứng thực lời nói về thương hiệu

Bạn không nên nói suông với khách hàng là bạn có thể cung cấp những lời hứa tốt nhất hơn đối thủ cạnh tranh của mình. Bạn cần chứng minh điều đó bằng các bài đánh giá, số liệu thống kê, nghiên cứu điển hình về thực tiễn của lời hứa và bản trình diễn sản phẩm.

Tập trung vào điểm mạnh vấn đề cốt lõi thương hiệu

Bạn nên tập trung vào việc nâng cao điểm mạnh của vấn đề cốt lõi thương hiệu bạn đang có, thay vì cố gắn làm mọi việc. Việc thực hiện các chiến lược định vị thương hiệu giúp tạo ra các phân đoạn đặc trưng riêng của mình trên thị trường. Chính bạn là người luôn phân phối về lời hứa thương hiệu của chính mình.

Hy vọng với nội dung bài viết trên giúp bạn hiểu được điểm cốt lõi của định vị thương hiệu là gì. Để tiếp cận thị trường tốt người bán hàng cần đánh giá hiệu quả bản chất định vị thương hiệu một cách rõ nhất. Mọi vấn đề thắc mắc bạn hãy gửi yêu cầu hoặc liên hệ trực tiếp qua hotline: 0924768888. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết và chia sẻ những thông tin hữu ích nhất.

Yêu cầu báo giá