SEO LÀ GÌ?

“SEO là gì?” là một trong những câu hỏi dễ gặp nhất hiện nay trên những diễn đàn về Marketing. Với những ai chưa có nhiều hiểu biết về lĩnh vực này, nó như một ma trận vô cùng phức tạp và khó lường, nơi bạn chỉ có thể đặt cược vận mệnh vào may mắn chứ không thể vượt qua một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy nhiên, mọi chuyện cũng không hề quá phức tạp như vậy nếu như bạn theo dõi những gì sẽ được viết ra sau đây? Hãy cùng Pitda tìm hiểu xem SEO là gì nhé!

 

 

SEO là gì?

SEO là từ viết tắt của Search Engine Optimization – Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm. Trong thời đại 4.0, khi mà tất cả các khách hàng đều có thói quen tìm hiểu về sản phẩm mình dự định mua trên Internet trước khi đưa ra quyết định cuối cùng thì SEO trở thành một phần rất quan trọng trong chiến lược Marketing của mỗi doanh nghiệp. Bất cứ mô hình kinh doanh nào đều muốn sở hữu bài viết top 1 tìm kiếm hay trang web có lượng traffic cao. Từ đó tối ưu hoá cơ hội bán được hàng. 

 

Về cơ bản, SEO gồm có 2 bước chính. Bước đầu tiên, bạn cần phải sở hữu tối thiểu một trang web cơ bản. Nơi mà Google có thể sử dụng thông tin từ trang web ấy để cung cấp cho khách hàng có nhu cầu tìm kiếm. Ở bước thứ hai, hãy tìm cách để đưa trang web của bạn cùng toàn bộ thông tin trên đó lên top đầu trong phần kết quả tìm kiếm mỗi khi có ai đó Google về sản phẩm hay công ty của bạn.

 

Mỗi khi bạn bắt đầu quy trình SEO cho một Website hay một sản phẩm. Bạn cần phải xác định xem loại hình bạn sẽ áp dụng trong trường hợp này là gì. Có 6 loại hình SEO cơ bản và phổ biến hiện nay là:

 

  1. SEO tổng thể

SEO tổng thể là tối ưu hoá toàn bộ website theo tiêu chuẩn Google. Cùng một số yếu tố khác để tăng uy tín và chất lượng cho website, đồng thời nâng cao trải nghiệm người dùng. Để tối ưu hóa tổng thể, cần đảm bảo 3 yếu tố chính. Đó là Onpage SEO, Offpage SEO và technical (kỹ thuật).

 

  1. SEO từ khóa

Khác với SEO tổng thể, SEO từ khóa chỉ tập trung tối ưu hóa từ khóa. Để nâng cao thứ hạng cao nhất trên trang kết quả tìm kiếm như Google. Tuy nhiên để SEO từ khóa thì tổng thể website cũng cần tối ưu hoá tốt các mặt onpage, offpage, kỹ thuật.

 

  1. SEO social

Các trang social media và tương tác của người dùng trên Facebook hay Twitter sẽ kết hợp với SEO để góp phần nâng cao thứ hạng của website trên trang kết quả tìm kiếm. Trên cơ bản, dù SEO hay nền tảng social media thì nội dung luôn cần thu hút, hấp dẫn vẫn. Đây là yếu tố quyết định để đạt thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.

 

  1. SEO ảnh

Đây quá trình tối ưu hoá giúp hình ảnh sản phẩm. Hình ảnh website xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm hình ảnh khác. Những công việc chính trong tối ưu hoá hình ảnh bao gồm:

  • Tối ưu hoá dung lượng file hình nhằm tối ưu hoá tốc độ tải trang.
  • Đặt tên file bằng từ khóa hay nội dung hình, không dấu, nối nhau bằng “-”. Ví dụ: dich-vu-seo-tot-nhat.png
  • Tối ưu hoá các thành phần khác như caption, alt tag, structured data, open graph …

 

  1. SEO app

Thực tế là có nhiều người dùng thiết bị mobile hơn desktop. Và cũng có rất nhiều các phương pháp khác nhau giúp app xuất hiện trên kết quả tìm kiếm mobile.

Do đó, SEO app để app của bạn có thể hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm này là vô cùng quan trọng. Nó không chỉ thu hút kha khá người dùng mới mà còn có tác dụng retarget người dùng hiện tại.

 

  1. SEO local

Là loại hình SEO phù hợp với kinh doanh tại địa phương. Nói dễ hiểu là khi bạn có website và đặt mục tiêu thu hút khách hàng ghé cửa hàng của bạn tại địa phương đó. Thì đây là lựa chọn tốt nhất. Với SEO local, bạn cần thêm tên doanh nghiệp, địa chỉ, thông tin liên hệ lên tất cả các trang trên website. 

 

Để có thể có được một chiến dịch hiệu quả, ngoài việc lựa chọn đúng loại hình SEO mà bạn sẽ áp dụng. Bạn còn cần một quy trình đúng chuẩn để tối ưu hoá hiệu quả công việc. Một quy trình SEO cơ bản được áp dụng phổ biến có 6 bước, bao gồm:

 

  • Bước 1: Nghiên cứu từ khoá

Nghiên cứu từ khóa thông qua sự hỗ trợ từ các công cụ và phân tích người dùng cũng như đối thủ.

 

  • Bước 2: Xây dựng nội dung content

Sau khi có được bộ từ khóa mục tiêu và chất lượng nhất. Tiến hành xây dựng cấu trúc và nội dung cho các landing page để target từ khóa.

 

  • Bước 3: Onpage

Tối ưu onpage cho các từ khóa như title, H1, meta description, hình ảnh, cho nội dung content đã triển khai…

 

  • Bước 4: Offpage

Tối ưu offpage hay nói cách khác là xây dựng hệ thống backlink trỏ về trang chủ và các trang quan trọng.

 

  • Bước 5: Theo dõi kết quả

Theo dõi kết quả và tiếp tục tối ưu hoá các yếu tố ảnh hưởng đến SEO theo chuẩn công cụ tìm kiếm Google.

 

  • Bước 6: Tối ưu hóa nâng cao

Từ ranking và traffic đạt được, tiếp tục phân tích sâu và tối ưu hoá nâng cao như bounce rate, time on site …

 

Trên đây là những thông tin cơ bản mà một người mới bắt đầu tìm hiểu về SEO cần biết và nắm được. Theo bạn, SEO có thực sự quá khó và phức tạp như nhiều người vẫn thường nghĩ? Hãy chia sẻ quan điểm của mình ở phần bình luận bên dưới. Và đừng quên đón đọc những bài viết bổ ích tiếp theo của Pitda nhé!

Yêu cầu báo giá