Nhận biết thương hiệu là gì?

​Nhận biết thương hiệu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình tiến trình mua sắm và là một tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh của thương hiệu. Một thương hiệu có độ nhận biết càng cao thì càng nổi tiếng và có cơ hội cao hơn được khách hàng lựa chọn. Vậy nhận biết thương hiệu là gì?

Nhận biết thương hiệu là gì?

Nhận biết thương hiệu là mức độ nhận thức của người tiêu dùng về một thương hiệu xác định của một công ty.

Khi nhắc tới shopee người ta nhớ đến hình thức mua hàng online

Nhận biết thương hiệu là tiêu chí đầu tiên thúc đẩy nhu cầu sở hữu sản phẩm của người tiêu dùng đồng thời là tiêu chí quan trọng để đo lường sức mạnh của thương hiệu cũng như tập khách hàng tiềm năng. Thương hiệu càng có độ phủ rộng và được nhiều người biết đến thì sản phẩm của họ càng được công chúng tin tưởng và sử dụng mỗi khi có nhu cầu.

Khi cạnh tranh trong ngành càng cao thì nhận biết thương hiệu càng đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự sống còn của thương hiệu. Có thể nói, mức độ nhận biết thương hiệu cao tỉ lệ thuận với doanh số sản phẩm.

05 cấp độ nhận biết thương hiệu cần nắm vững

Cấp độ 1: Từ chối thương hiệu

Từ chối thương hiệu có thể xảy ra ngay khi khách hàng nhìn nhận, đánh giá bộ nhận diện thương hiệu của bạn mà chưa sử dụng dịch vụ. Hay phương thức truyền thông, hình ảnh thương hiệu, KOLs không được đón nhận. Điều này có thể xảy ra khi khách quan tâm dịch vụ của bạn, nhưng lại không mua hàng bởi có những điểm chạm không tốt. Đây chính là cấp độ mà chúng ta đang đề cập.

Điều tệ nhất của một thương hiệu là khiến khách hàng quay lưng với mình. Mức độ này thường xảy ra khi công chúng được nghe, được biết, được tiếp xúc với thương hiệu và mang lại trải nghiệm tiêu cực. Khi đó, sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ không được khách hàng lựa chọn khi có nhu cầu. Điều duy nhất bạn có thể làm là nỗ lực sửa chữa hình ảnh thương hiệu cho tới khi chinh phục được khách hàng.

Cấp độ 2: Không biết đến thương hiệu

Với cấp độ này, khách hàng hầu như không có trải nghiệm với thương hiệu của bạn.

Có hai kiểu trong cấp độ này: Khách hàng hoàn toàn không biết đến thương hiệu và khách hàng nhầm lẫn bạn với thương hiệu khác.

Khách hàng chưa biết tới thương hiệu là giai đoạn bạn có thể dễ dàng gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu của mình.

Đây là giai đoạn nền tảng đồng thời cũng là giai đoạn dễ khiến khách hàng tăng mức độ nhận biết với thương hiệu của bạn. Nghiên cứu và phát triển những điểm mạnh của sản phẩm, kết nối nó với giá trị mang lại cho khách hàng và quan trọng nhất là xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu chuẩn chỉ và chuyên nghiệp. Bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp giúp bạn nhắc nhớ khách hàng về thương hiệu đồng thời xây dựng nền tảng cho sự nhận biết, giúp khách hàng có khả năng phân biệt bạn so với đối thủ cạnh tranh.

Cấp độ 3: Mơ hồ về thương hiệu

Đây là một giai đoạn tốt để khiến khách hàng thực sự đứng về phe bạn. Bằng tất cả các nỗ lực truyền thông, quảng bá và xây dựng bộ nhận diện thương hiệu, khách hàng dần trở nên quen thuộc với thương hiệu. Một tin tốt là, dù nhận thức về thương hiệu là mơ hồ thì trong hàng tá các thương hiệu chưa biết đến, khách hàng luôn nghiêng về sản phẩm “trông có vẻ quen quen”.

Sau khi lựa chọn một sản phẩm mơ hồ, khách hàng sẽ trải nghiệm sản phẩm. Một sản phẩm tốt sẽ khiến khách hàng nhớ đến vào lần mua sắm tiếp theo. Vì vậy, tiếp tục tạo sự khác biệt và bồi đắp thêm giá trị cho sản phẩm của bạn để chuyển sang giai đoạn tiếp theo.

Cấp độ 4: Nhận biết thương hiệu

Giai đoạn này thể hiện toàn bộ nỗ lực khác biệt hóa của bạn trong các giai đoạn trước. Trong khi bạn xây dựng thương hiệu, đối thủ của bạn cũng vậy. Tại cấp độ này, khách hàng sẽ hình thành sự so sánh: Vì sao khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn?

Kết nối giá trị sản phẩm với lợi ích và cảm xúc của khách hàng là chìa khóa khiến bạn thành công trong giai đoạn này. Nếu Branding 1.0 chỉ cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm thì Branding 4.0 nhắc nhở bạn phải luôn: KẾT NỐI CẢM XÚC.

Đến cấp độ này thì quá trình xây dựng mức độ nhận biết của bạn đã sắp có được quả ngọt. Tuy nhiên, điều bạn mong muốn nhất chính là cấp độ 5.

Cấp độ 5: Trung thành với thương hiệu

Không mơ hồ, không so sánh, luôn ưu tiên sử dụng sản phẩm không cần cân nhắc ngay cả khi khách hàng gặp phải trải nghiệm không tốt với dịch vụ hoặc trên thị trường xuất hiện một sản phẩm khác phù hợp hơn với họ – Đó chính là đặc điểm của cấp độ này. Khi khách hàng yêu thích thương hiệu của bạn, khách hàng có thể trở thành đại sứ thương hiệu, giới thiệu sản phẩm của bạn với những người quen khác.

Để khiến khách hàng trở thành tập khách hàng trung thành với thương hiệu, bạn cần cung cấp một sản phẩm có sự khác biệt cao với nhiều giá trị cộng thêm khiến khách hàng có trải nghiệm vui vẻ và hài lòng, thỏa mãn được nhu cầu và khiến họ không cần đi tìm một sản phẩm khác.

Vì vậy, hãy luôn phát triển và cải tiến sản phẩm đi liền với dịch vụ, không ngừng tăng mức độ phủ sóng và đặc biệt, hãy cẩn thận với cảm xúc khách hàng. Một khi khách hàng có cảm nhận tiêu cực với sản phẩm/dịch vụ của bạn mà không được giải quyết, thương hiệu của bạn sẽ quay lại cấp độ 1.

Vì sao cần xây dựng nhận thức về thương hiệu?

Xây dựng nhận thức đặc biệt quan trọng góp phần củng cố sức mạnh thương hiệu, sự nhận biết về thương hiệu. 03 lợi ích của nhận thức thương hiệu mà PITDA liệt kê dưới đây sẽ trả lời cho câu hỏi “Vì sao doanh nghiệp cần xây dựng nhận thức thương hiệu?”.

Xây dựng nhận thức về thương hiệu giúp việc thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ dễ dàng hơn.

Nhận thức về thương hiệu giúp tăng niềm tin của khách hàng với thương hiệu

Khi phân tích, khảo sát khách hàng ở giai đoạn 1-4, khách hàng có niềm tin rằng không có lý do gì mà một thương hiệu nổi tiếng lại cung cấp một sản phẩm không chất lượng hay thậm trí là lừa đảo. Bởi vậy một thương hiệu có mức độ nhận biết mạnh mẽ sẽ chiếm được ưu thế khi cạnh tranh.

Ở cấp độ nhất là cấp độ 5, khách hàng dễ dàng lựa chọn bạn hơn bất kì một thương hiệu nào khác. Vì vậy, nhận biết thương hiệu là một trong những nền tảng vững chắc khiến khách hàng chắc chắn với lựa chọn của mình.

Nhận thức về thương hiệu giúp tăng trưởng tài sản thương hiệu

Thương hiệu là vô hình nhưng thương hiệu hoàn toàn có thể định giá và được đo lường bởi giá trị thương hiệu. Giá trị thương hiệu có sự liên quan trực tiếp với nhận biết thương hiệu. Nhận biết thương hiệu càng cao thì giá trị thương hiệu càng lớn.

Nhận thức về thương hiệu giúp tiếp thị dễ dàng hơn

Nhận biết thương hiệu gắn liền với giá trị trực quan của khách hàng khi trải nghiệm với một thương hiệu. Vì vậy, mức độ nhận biết càng cao thì việc bạn thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm càng dễ dàng hơn.

08 phương pháp gia tăng nhận biết thương hiệu

1. Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tăng nhận biết thương hiệu

Trong thời kỳ công nghệ 4.0 và cạnh tranh ngày càng mạnh yếu tố quan trọng của việc tăng nhận biết thương hiệu là lắng nghe những gì khách hàng tiềm năng mong đợi gì từ thương hiệu của bạn. Xây dựng các mối quan hệ lâu dài sẽ giúp thương hiệu của bạn phát triển mạnh trong một thế giới cực kỳ cạnh tranh.

Và một trong những cách để lắng nghe khách hàng đó là: sử dụng nền tảng dựa trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Có 2 hướng để bạn có thể khai thác:

  • Theo dõi các chủ đề liên quan trực tiếp đến thương hiệu (hashtag, bình luận trên nhóm…)

  • Theo dõi các chủ đề liên quan đến ngành công nghiệp của bạn

Dựa trên các phương tiện truyền thông: mạng xã hội, báo chí trực tuyến, kênh truyền hình,… bạn tạo ra những chủ đề của riêng mình phù hợp với ngành hàng, thu hút khách hàng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm mà công ty bạn cung cấp.

Mặt khác, dư luận là một yếu tố khó có thể quản trị. Vì vậy, những chủ đề của bạn cần có thông điệp nổi bật để nhận được sự công nhận từ khách hàng tiềm năng của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lựa chọn nền tảng truyền thông xã hội phù hợp và có chiến lược truyền thông hiệu quả trên nền tảng đó để tiếp cận đúng và trúng phân khúc khách hàng mục tiêu.

2. Sử dụng phản hồi của khách hàng (người thật việc thật)

Sử dụng phản hồi của khách hàng hay người thật việc thật là một phương thức quen thuộc tuy nhiên nó đặc biệt hiệu quả trong thời đại mua sắm online hiện nay. Một trang web sẽ trở nên uy tín hơn nếu có phản hồi tích cực từ khách hàng.

Nó giúp:

  • Thiết lập uy tín của bạn: Một sản phẩm với rất nhiều review tích cực khiến cho sản phẩm hay dịch vụ trở nên uy tín hơn

  • Thúc đẩy doanh số: Tôi đã sử dụng và nó thực sự tốt! Bạn biết không? 1 lời phản hồi tích cực từ người mua hiệu quả hơn rất nhiều các chiến dịch truyền thông bạn từ nói về mình. Mọi người đều dùng nó và mọi người đều nói nó tốt – đó là lý lẽ thuyết phục nhất khiến khách hàng không lăn tăn mà lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

3. Hợp tác với KOL

KOL luôn là hình mẫu đẹp và là thần tượng của mọi người. Phan hâm mộ thường quan tâm Idol của mình dùng gì, đám đông sẽ quan tâm những người nổi tiếng dùng sản phẩm gì? Tất cả những gì một KOL sử dụng và tin tưởng khiến cho người tiêu dùng tin tưởng và sẵn sàng chi trả để sở hữu một sản phẩm giống như KOL mà họ thích.

Bằng việc sử dụng mức độ ảnh hưởng của mình, các KOL sẽ giúp bạn tiếp cận đối tượng mà bạn bỏ lỡ. Hiện nay, sử dụng KOL là chiến lược được nhiều doanh nghiệp sử dụng, điều này chứng tỏ chiến lược này có những hiệu ứng tốt cho doanh nghiệp sử dụng.

Tuy nhiên, để tiếp thị thành công với chiến lược này, bạn cần chọn đúng người ảnh hưởng đến đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn đồng thời phải có hình ảnh tạo được mối liên kết với các giá trị cốt lõi thương hiệu của bạn.

KOL giúp bạn tăng nhận biết thương hiệu một cách hiệu quả

4. SEO (Search Engine Optimization)

SEO hay được gọi dễ hiểu hơn là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Một trang web được tối ưu hóa tốt sẽ xếp hạng cao trên Google, thông qua đó, tăng lượt truy cập và chuyển đổi trên trang web của bạn.

Theo Search Engine Watch, kết quả đầu tiên trên trang tìm kiếm của Google nhận được 33% lưu lượng truy cập, vị trí thứ hai nhận được 18% và giảm dần từ các thứ hạng đó.

Nếu bạn muốn xây dựng nhận thức về thương hiệu thông qua SEO, bạn cần biết mọi người đang tìm kiếm điều gì. Các công cụ như SEMrush hoặc Ahrefs sẽ giúp bạn tìm đúng từ khóa để xếp hạng trang web của mình.

SEO không chỉ là về việc thực hiện nghiên cứu từ khóa trên trang web hoặc blog của bạn. Bạn cũng nên suy nghĩ về các khía cạnh kỹ thuật của trang web của bạn, chẳng hạn như tốc độ tải. Tải trang càng nhanh thì càng tốt. Tất cả đều có tác động đến vị trí của bạn trong Google hoặc bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác.

5. Thực hiện các chiến dịch Remarketing

Các chiến dịch Remarketing là các chiến dịch tiếp thị trở lại với các đối tượng đã từng trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Đây là một cách tiếp cận chuyên nghiệp để xây dựng nhận biết thương hiệu. Mục đích chính của chiến dịch tiếp thị lại là tăng cường thông điệp của bạn trong số các khách hàng tiềm năng hiện có của bạn. Khi khách hàng từng lựa chọn sản phẩm và có trải nghiệm tốt với sản phẩm của bạn thì dễ dàng lựa chọn bạn một lần nữa.

Ảnh

Thực hiện chiến dịch Remarketing giúp nhắc nhớ khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn.

6. Hợp tác với các Local brand

Hợp tác với các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp khác có tập khách hàng tương tự như tập khách hàng của bạn sẽ mang lại cho bạn một lượng khách hàng mà bạn chưa tiếp cận được. Tương tự như cách hoạt động của 1 KOL, các Local Brand cũng mang đến cho khách hàng của họ những gợi ý khi khách hàng của họ có nhu cầu mà họ không thể đáp ứng.

7. Xây dựng cho mình một bộ nhận diện chuyên nghiệp

Bộ nhận thương hiệu xuất hiện tại các điểm tiếp xúc của thương hiệu với sản phẩm. Một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ mang đến cho người tiêu dùng cảm giác về một thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín, có quy mô, tổ chức. Đồng thời, nó giúp bổ sung và nhấn mạnh các thông điệp của thương hiệu trên mỗi trải nghiệm của khách hàng, giúp phân biệt bạn với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

8. Tận dụng quảng cáo tự động AdSense của Google

Cuối cùng, quảng cáo trả tiền là một cách tuyệt vời để đưa tên và trang web của bạn đến trước đối tượng mục tiêu của bạn, giúp thu hẹp đối tượng, qua đó tăng lượt chuyển đổi tích cực. Quảng cáo tự động có thể được đặt tự động trên các trang web phù hợp nhất với thương hiệu của bạn. Ở đó, họ tiếp cận hiệu quả đối tượng mục tiêu của bạn, mang lại cho bạn hiệu quả truyền thông tốt hơn.

PITDA hy vọng những thông tin trên đã mang lại cho bạn những hiểu biết hữu ích về nhận biết thương hiệu. Chúc các bạn có những phương pháp hiệu quả để gia tăng nhận biết thương hiệu tới công chúng mục tiêu.

Nếu các bạn cần hỗ trợ, tư vấn tìm giải pháp cho thương hiệu của mình, thiết kế hay nâng cấp bộ nhận diện thương hiệu hãy liên hệ với chúng tôi. Với kinh nghiệm và những giá trị mà PITDA mang lại cho bạn, chắc chắn sẽ làm thương hiệu của bạn ngày càng mạnh mẽ.

Yêu cầu báo giá