Hiện nay tại thị trường Việt Nam, các công ty và doanh nghiệp ngày càng đầu tư nhiều về mặt hình ảnh và thương hiệu. PITDA đưa ra 13 nguyên tắc thiết kế nhận diện thương hiệu đẹp và bắt kịp xu hướng hiện nay để nhà thiết kế và doanh nghiệp tham khảo.
Danh Mục
Thiết kế không chỉ cần sáng tạo, đặc biệt thiết kế bộ nhận diện thương hiệu không thể bỏ xa chiến lược xây dựng thương hiệu là nhận định của Robert Brunner, Foe Douce, David Hill – những bậc thầy nổi tiếng trong làng thiết kế. Để thiết kế nhận dạng thương hiệu trở thành khởi đầu thuận lợi khi tiếp xúc với khách hàng, hãy tham khảo những nguyên tắc vàng dưới đây:
Bộ nhận diện thương hiệu mạnh, bắt kịp xu hướng
Điều này nghe thì có vẻ hiển nhiên, nhưng trên thực tế ắt hẳn bạn cũng đã gặp những thiết kế logo, nhận diện thương hiệu chẳng ăn nhập gì với đặc điểm, tính cách, hay sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp cả. Hãy để những bản kế hoạch kinh doanh, hay sứ mệnh của công ty cho bạn thêm những ý tưởng về thiết kế thương hiệu.
Đã từng có thời điểm đa số khách hàng yêu thích những thiết kế theo phong cách hiện đại kéo theo đó là nhiều thương hiệu lớn xây dựng và thay đổi bộ nhận diện theo xu hướng này. Những điều này vô hình chung khiến cho khách hàng khó phân biệt và nhận biết thương hiệu để lựa chọn. Không thể phủ nhận phong cách cổ điển đã mang tới đẳng cấp sang trọng cho hình ảnh thương hiệu, nhưng đã nhiều doanh nghiệp xây dựng bộ nhận dạng thương hiệu theo phong cách riêng và gặt hái được không ít những thành công. Sự phá cách táo bạo hay nhẹ nhàng, gần gũi,… cá tính doanh nghiệp được hòa trộn trong bộ nhận diện thương hiệu mới quyết định tác phẩm của người thiết kế có thành công hay không.
Người ta thường quan niệm thiết kế theo phong thủy trong việc xây dựng nhà cửa, tuy nhiên ít ai biết trong việc thiết kế thương hiệu cũng cần tuân theo quy tắc phong thủy để có một bản thiết kế thành công.
Nếu nhìn nhận phong thủy dưới góc độ khoa học thì trong việc thiết kế nhận diện thương hiệu theo phong thủy sẽ liên quan đến màu sắc trong phong thủy, thiết kế logo phong thủy, cách trình bày sắp xếp ý tưởng phù hợp hệ thống nhận diện thương hiệu truyền thông tĩnh và hệ thống nhận diện truyền thông động.
Hãy chắc chắn rằng chúng không gây nhầm lẫn với các thiết kế thương hiệu khác.
Việc thiết kế giống hay khác hoàn toàn so với đối thủ cùng ngành phụ thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp mong muốn sở hữu bộ nhận diện thương hiệu khác biệt, nhưng có những doanh nghiệp với mục đích tạo sự nhầm lẫn hay muốn theo đuôi các doanh nghiệp đang tồn tại khác mà họ muốn có một bộ nhận diện tương tự.
Bộ nhận diện thương hiệu nên khác biệt so với đối thủ
Hãy tham khảo và nghiên cứu thật kỹ để đảm bảo rằng thiết kế thương hiệu của bạn không phải là bản sao na ná với các doanh nghiệp trên thị trường, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh của mình hoặc theo đúng định hướng chiến lược doanh nghiệp.
Hãy đảm bảo rằng logo hãy các ấn phẩm thương hiệu của bạn dù có xuất hiện ở tờ rơi, biển bảng, các tờ báo có giấy kém chất lượng, tạp chí, hoặc cả trên digital như website, hay bất cứ đều đều sẽ thể hiện tốt.
Những lựa chọn về phong cách thiết kế tinh xảo và hiện đại có thể khi đi in sẽ không đạt được chất lượng cao nhất, hoặc khi “bắn” logo lên các chất liệu đặc biệt sẽ bị biến dạng. Đây là yếu tố bạn cũng nên cân nhắc khi thiết kế.
Bạn chỉ nên sử dụng tối đa hai màu sắc thêm cho thiết kế thương hiệu của mình (không tính 2 màu sắc trắng và đen). Dựa theo khảo sát trong 100 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, 95% trong số đó chỉ sử dụng 1 đến 2 màu ở trong logo của họ.
Quá nhiều màu sắc sẽ tạo cảm giác kém chuyên nghiệp, giảm đáng kể giá trị của bộ nhận diện thương hiệu hơn nữa có thể sẽ nhấn chìm toàn bộ tổng thể sản phẩm. Sẽ là một khoản tốn kém về sau, bởi bạn phải trả thêm chi phí đối với các đơn vị in ấn khi có nhiều màu sắc.
Đặc điểm của các thương hiệu lớn hướng tới sự tối giản, không rườm rà và dễ nhận diện. Hãy cân nhắc khi lựa chọn kiểu font chữ, màu sắc, hình khối, đường nét và tất cả những yếu tố liên quan đến bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn.
Một trong những khâu thú vị nhất, nhưng cũng khủng hoảng nhất là suy nghĩ về cái tên cho thương hiệu của mình. Khá khó khăn để có thể tư vấn cho bạn một cái tên thương hiệu tốt để thỏa mãn nhiều yêu cầu của chủ doanh nghiệp (thể hiện được dịch vụ, mang phong thủy, có nhiều khách hàng yêu thích…). Tuy vậy kinh nghiệm ở đây là bạn hãy chọn lựa những cái tên dễ đọc, dễ viết và dễ nhớ.
Slogan thể hiện sứ mệnh, tầm nhìn hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Nếu như bạn muốn viết một slogan cho thương hiệu của mình, hãy tham khảo của các thương hiệu lớn trước. Ví dụ như: Adidas – Impossible is nothing, Nike – Just do it. Quy tắc “càng ít – càng nhiều” đã được áp dụng
Slogan của bạn nên dễ nhớ và mang các đặc điểm, tính cách cần thiết của thương hiệu bạn muốn xây dựng.
Các khoảng trắng là những điều bạn cần phải để ý trong thiết kế, nó sẽ giúp cho logo thương hiệu của bạn được “thở”. Một thiết kế dày đặc sẽ làm mắt người xem bị mỏi và kém thu hút, ngoài ra cũng khó nhận diện khi nhìn từ xa nữa.
Các đường nét trong logo không nên lúc nào cũng quá cứng nhắc và sắc nét, thay vào đó xu thế hiện tại người ta ưa thích sự mềm mại và uyển chuyển hơn (tất nhiên là còn phụ thuộc vào ngành nghề bạn kinh doanh).
Những đường nét cứng và sắc sẽ dễ tạo ra cho người xem cảm giác về sự xa lạ, phòng bị, không chào đón, và quá trịnh trọng
Khi lựa chọn dải màu sắc cho thương hiệu, cân nhắc liệu màu nóng hay lạnh sẽ phù hợp với thương hiệu của mình. Liệu bạn muốn tạo ra ở khách hàng tiềm năng những cảm xúc kích thích, khơi gợi đam mê, bùng cháy hay ngược lại là cảm giác thư giãn, bình tĩnh và yên lành?
Chính những tone màu nóng và lạnh sẽ quyết định những yếu tố cảm xúc này.
Nếu như đó là công ty của bạn, bạn xứng đáng có một chút của “bạn” trong thương hiệu để bạn nhìn và thấy tự hào với những thành quả của mình. Tuy nhiên điều này cũng phải thật khéo léo và tinh tế nếu không sẽ mang một số mặt tiêu cực, khách hàng sẽ cảm thấy không thoải mái với thương hiệu của bạn.
Thiết kế thương hiệu chính là việc bạn cần đặt nhiều sự quan tâm của mình trong những ngày đầu khởi nghiệp, hay mở công việc kinh doanh của riêng mình. Tất nhiên sẽ dễ dàng hơn và tiết kiệm chi phí hơn nếu bạn đầu tư vào bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp ngay từ đầu so với phải sửa đi sửa lại nhiều lần trong tương lai.
PITDA – Đơn vị thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp, bắt kịp xu hướng
PITDA biết rẳng việc tự thiết kế nhận diện thương hiệu hoàn hảo là điều khá khó khăn với đuổi đầu thành lập. Bởi vậy PITDA gửi tới bạn 13 kinh nghiệm thiết kế để có được một thương hiệu tốt. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị có đầy đủ khả năng và năng lực giúp bạn xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu toàn diện, hãy liên hệ ngay với PITDA chắc chắn đội ngũ chúng tôi sẽ làm bạn hài lòng.
Xem thêm: 21 Phần mềm thiết kế bộ nhận diện thương hiệu tốt nhất 2021