Sau khi hiểu Storytelling và ý nghĩa của nó trong chiến lược Marketing, chắc hẳn bạn đang đắn đo liệu nên sử dụng Storytelling như nào? Sau đây là 6 yếu tố giúp bạn xây dựng nghệ thuật Marketing bằng câu chuyện thành công.
Danh Mục
Mọi người có xu hướng yêu thích việc nhìn thấy cá nhân họ trong các câu chuyện. Vì vậy, thay vì những câu chuyện trừu tượng, hãy cố gắng cá nhân hóa câu chuyện của bạn.
Bạn có thể tìm thấy ý tưởng marketing câu chuyện thông qua insight của khách hàng tiềm năng.
Cá nhân hóa là một phương thức tuyệt vời khơi gợi sự đồng cảm và thu hút khách hàng.
Sau khi cá nhân hóa, bạn cần xác định cảm xúc chủ đạo khi marketing câu chuyện của thương hiệu.
Tìm được cảm xúc chủ đạo sẽ giống như việc tìm được dòng chảy xuyên suốt chiến lược Marketing. Bạn có được kim chỉ nam để đi theo và đích đến là chạm tới trái tim khách hàng.
Trong Marketing, Storytelling giống như cách bạn viết một câu chuyện. Bạn cần 3 mục chính: thiết lập tình huống, tạo nút thắt và đưa ra giải pháp.
Bất kỳ yếu tố nào trong 3 mục trên thiếu cũng sẽ không tạo được một Storytelling hoàn chỉnh. Thiếu tình huống sẽ khiến thông điệp của thương hiệu trở nên chung chung. Thiếu nút thắt sẽ khiến câu chuyện thiếu sự kịch tính, cao trào. Và nếu thương hiệu không đưa ra được giải pháp thì vấn đề sẽ đi vào ngõ cụt.
Việc bạn marketing câu chuyện chính là cách bạn đưa giải pháp cho khách hàng. Khách hàng tìm đến thương hiệu với mong muốn giải quyết được vấn đề (chỗ đau) của họ. Và nếu bạn băng “vết đau” của khách hàng một cách dịu dàng và ngọt lịm, bất cứ ai cũng sẽ “fall in love” với thương hiệu của bạn.
Là một người làm Marketing, khách hàng không còn là người mua sản phẩm của bạn, mà là nhân vật chính trong câu chuyện. Còn doanh nghiệp của bạn? Chỉ là dàn diễn viên phụ góp phần trong câu chuyện của khách hàng. Đó là điều tạo nên một người kể chuyện xuất sắc. Bạn để khách hàng có vai trò chính và thương hiệu sẽ như phần mở rộng trong hành trình của khách hàng.
Sản phẩm đương nhiên sẽ là một phần của câu chuyện, nhưng là một phần bổ sung. Bạn không nên tạo câu chuyện với mục đích bán hàng. Một câu chuyện thành công là thứ chạm được tới trái tim khách hàng. Khi đưa giải pháp cho “chỗ đau” của khách hàng, sản phẩm sẽ xuất hiện như một phần bổ sung, giúp củng cố chiến thắng của khách hàng.
Khi tìm hiểu insight thực sự của khách hàng, có rất nhiều công cụ trực tuyến giúp bạn khảo sát. Nghiên cứu thị trường và khách hàng là kỹ năng quan trọng trong Marketing. Các báo cáo của Nielsen, Kantar Worldpanel, Statista,…. Lượng dữ liệu đến từ các báo cáo trên sẽ cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan về hành vi tiêu dùng của khách hàng. Từ đó, đưa ra một chiến lược Marketing hiệu quả.
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.” Nghệ thuật Marketing bằng cảm xúc là công cụ tuyệt vời và không chỉ doanh nghiệp của bạn biết điều đó. Tìm hiểu các thương hiệu trong ngành, thậm chí là ngoài ngành để xem họ đang nói gì.
Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh là cách để bạn tránh những sai lầm họ đã phạm phải, hoặc xây dựng một câu chuyện tốt hơn.
Storytelling chứng tỏ sức mạnh của nó trong việc giúp các công ty và những người giao tiếp của họ thiết lập và nuôi dưỡng những kết nối khách hàng – phát triển mối quan hệ kinh doanh và danh tiếng của chính các thương hiệu.