THẾ NÀO LÀ MỘT CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG MARKETING?

Chiến lược truyền thông là một phần của chiến lược Marketing tổng thể. Tuy vậy, chiến lược truyền thông là công cụ quan trọng, giúp doanh nghiệp truyền thông đúng thông điệp tới khách hàng mục tiêu. Để truyền thông một cách nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần xác định rõ các yếu tố sau đây:

 

  1. Định vị mục tiêu

Một điều có thể thấy rõ là doanh nghiệp cần xác định rõ tệp khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng tới. Để tìm được tệp khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp cần phân loại khách hàng dựa trên nhân khẩu học, hành vi tiêu dùng, tâm lý, thói quen tiêu dùng của họ. Từ đó xác định tệp khách hàng tiềm năng để có thông điệp phù hợp và ấn tượng. 

Bạn nên lưu ý rằng khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện hữu khác nhau, vì thế khi bạn chọn khách hàng mục tiêu, thông điệp bạn truyền đi cũng sẽ khác nhau.

Bạn cũng nên chú ý đến số lượng người bạn sẽ truyền thông, quy mô tệp khách hàng mục tiêu càng rộng thì thông điệp của bạn sẽ càng khó hiểu, khó thuyết phục.

chien-luoc-truyen-thong

     2. Thông điệp định vị

Định vị thương hiệu là bài toán khó đối với mỗi doanh nghiệp. Hiện nay, khách hàng dường như đã bị quá tải bởi quá nhiều nhãn hiệu, quảng cáo nhồi nhét trong cuộc sống của họ. Giữa một rừng các thương hiệu với độ cạnh tranh cao, việc có được một vị trí trong trái tim, trí óc của khách hàng là điều mọi doanh nghiệp đều ao ước. Đối với bài toán định vị thương hiệu, thông điệp ấn tượng, đúng khách hàng mục tiêu là bước đầu cho hành trình định vị thương hiệu thành công.

     3. Mục tiêu truyền thông

Mục tiêu truyền thông là đích đến của mỗi chiến lược truyền thông và được thiết kế với nhiều mục đích:

  • Xây dựng độ nhận biết(brand awareness)

  • Mục tiêu cung cấp thông tin (informational objectives) 

  • Mục tiêu thuyết phục(persuasive objectives) 

  • Mục tiêu nhắc nhở(reminder objectives) 

  • Xây dựng thương hiệu (brand building)

  • Tác động uốn nắn nhận thức (change a perception)

  • Bán sản phẩm (sell products)

  • So sánh với đối thủ cạnh tranh (comparing competition)

chien-luoc-truyen-thong

 

     4. Chiến lược tiếp cận và thông điệp sử dụng

Bạn cần hiểu biết sâu về khách hàng và thị trường, đối thủ cạnh tranh của mình. Sau khi hiểu rõ chân dung khách hàng mục tiêu, việc xây dựng một thông điệp là điều cần thiết, thông điệp này có thể được truyền đến khách hàng bằng các phương tiện truyền thông đơn lẻ hoặc tích hợp tùy vào ngân sách.

     5. Truyền thông và cách đo lường hiệu quả kinh doanh

Doanh nghiệp của bạn có thể so sánh kết quả của chiến dịch với mục tiêu đề ra từ đầu. Bên cạnh đó, bạn cần thống kê tương ứng ngân sách của từng loại công cụ và ứng dụng đối với ngành hàng. 

     6. Phương thức tiếp xúc khách hàng và công cụ

Thành phần cuối cùng của chiến lược truyền thông là phương thức tiếp cận và công cụ. Phương thức tiếp xúc với khách hàng có thể chia làm các loại như sau:

  • Loại hình tiếp xúc có sự tham gia của con người (personalised).

  • Phương thức gặp mặt trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng

  • Loại hình tiếp xúc có con người tham gia một phần (semi-personalised).

  • Phương thức tiếp xúc từ xa có sự hỗ trợ của công cụ như telemarketing.

  • Loại hình tiếp xúc không có sự tham gia trực tiếp của con người (non-personalised).

  • Phương thức tiếp xúc hoàn toàn bằng công cụ như phương tiện truyền thông đại chúng, quảng cáo….

     7. Không ngừng cập nhật và thay đổi

Yếu tố thay đổi và cải tiến liên tục cũng là một yếu tố cần thiết trong thời đại kỹ thuật số 4.0.  Xây dựng một thương hiệu đòi hỏi sự kiên trì, không ngừng cải tiến và một chiến lược truyền thông lâu dài.

 

Để hiểu chi tiết hơn về một kế hoạch Marketing hiệu quả, bạn hãy theo dõi bài viết của PITDA nhé!

Yêu cầu báo giá