STORYTELLING: VŨ KHÍ THÀNH CÔNG TRONG MARKETING

Trong thời đại kỹ thuật số, khách hàng luôn phải chịu sự nhồi nhét của quảng cáo và Marketing. Vì vậy, một thương hiệu có câu chuyện hay sẽ giữ được vị trí riêng trong tâm trí khách hàng. Để tạo ra câu chuyện, thương hiệu cần đến kỹ năng Storytelling.

storytelling-va-marketing

Vậy, Storytelling là gì?

Storytelling là nghệ thuật marketing bằng cảm xúc thông qua các câu chuyện. Khi nền tảng tiếp thị công nghệ số ngày càng tăng trưởng (về số lượng và giá trị), điều thu hút khách hàng không chỉ là hình ảnh đẹp, câu chữ hay, mà còn là câu chuyện đằng sau thương hiệu.

 

A. Tại sao thương hiệu cần sử dụng Storytelling

Storytelling không chỉ là kể chuyện, mà còn là một phần cần thiết cho mỗi sáng kiến chiến lược Marketing. 

Nói một cách tổng quát thì công việc của người làm Marketing là bán ý tưởng, kiến thức và danh tiếng. Kỹ năng Storytelling giúp chúng ta vượt khỏi những ý nghĩ thông thường về việc bán sản phẩm, dịch vụ. Khi khách hàng cảm thấy kết nối với câu chuyện, điều đó dẫn tới việc tin tưởng và mua hàng. 

Phương pháp Marketing này trái ngược với hầu hết các chương trình quảng cáo. Câu chuyện là trọng tâm chính và sản phẩm là một phần trong hành trình khách hàng. Điều thú vị là mặc dù khách hàng biết rằng câu chuyện đang được sử dụng để bán thứ gì đó, họ vẫn có xu hướng mua hàng dựa trên mối liên hệ mà họ đã tạo ra thông qua câu chuyện.

 

B. Tại sao Storytelling giúp cho chiến lược Marketing hiệu quả

 

storytelling-va-marketing

 

Các câu chuyện xác định cuộc sống của mỗi con người. Thông qua câu chuyện, các bài học, giá trị và thông điệp được chia sẻ. Câu chuyện hấp dẫn tạo ra sự kết nối giữa mọi người. Và câu chuyện tạo ra sự kết nối giữa các khâu trong chiến lược Marketing. 

Kết nối tạo ra bằng cách kể chuyện truyền đạt những trải nghiệm đích thực của con người. Khách hàng có thể xác định những lợi ích mà sản phẩm mang lại giúp nâng cao cuộc sống của họ.

Thông qua sức mạnh của internet, thị trường toàn cầu đang phát triển. Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng sang các nền văn hóa mới. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần chiến lược Marketing mới tiếp cận thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, thông qua Storytelling, thương hiệu có thể có ý tưởng ảnh hưởng đến mọi nền văn hóa. Các chủ đề như gia đình, tình yêu, tình bạn là chủ đề chung cho mọi quốc gia. Tạo ra những câu chuyện làm nổi bật những chủ đề này là một phương tiện tạo kết nối hiệu quả. Những kết nối này giúp mọi người trên toàn cầu hướng tới một lợi ích chung. 

Sự cạnh tranh càng ngày càng tăng lên trong thị trường toàn cầu mới. Việc sử dụng Storytelling trong Marketing mang lại lợi thế cho các công ty và giúp tiếng nói của họ được lắng nghe trước đám đông.

Quan hệ với khách hàng thông qua Storytelling cho phép công ty sử dụng sự tương tác để thay đổi thái độ về sản phẩm. Các câu chuyện có thể cung cấp cho khách hàng cái nhìn mới về công ty. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có thể đánh giá dịch vụ công ty với góc độ mới. Dù trước đó không có tương tác, câu chuyện hấp dẫn có thể mang cho khách hàng động lực để gắn bó với công ty.

 

C. Làm thế nào để đánh giá chiến lược Marketing thành công

Một chiến lược Marketing cần sự đo lường, đánh giá để có được thành công. Vì nếu không có những tiêu chuẩn đặt ra, Storytelling có thể sẽ gây tốn kém và không hiệu quả. 

 

storytelling-va-marketing

Làm thế nào để đánh giá một Storytelling hay?

 

1. Sự chú ý của phương tiện truyền thông

Vì lượng thông tin trên các phương tiện truyền thông lớn và thay đổi không ngừng, một nội dung hấp dẫn mới thu hút được sự chú ý. Một dấu hiệu của thành công là mọi người bắt đầu nói về câu chuyện của bạn. Cốt truyện tạo được tranh luận và đang đi sâu vào cuộc sống hàng ngày của khách hàng. Sự nổi tiếng không phải là cách giúp tăng doanh số, nhưng nó tăng mối quan tâm vào thương hiệu của bạn.

 

2. ROI (Lợi tức đầu tư)

Tạo tiếng vang là điều tốt. Tuy nhiên, nếu không tạo ra khách hàng chuyển đổi thì nó không hiệu quả. Bạn có thể tạo cuộc khảo sát mức độ nhận biết và khả năng chuyển đổi của khách hàng. Theo dõi tác động của chiến dịch đến lợi nhuận có thể khó khăn. Tuy nhiên, sự khác biệt rõ rệt về doanh số bán hàng trước khi chiến dịch bắt đầu và sau khi chiến dịch được khởi chạy có thể là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Storytelling đang hoạt động. Thông qua các công cụ truyền thông xã hội kết hợp với các hình thức Marketing khác, bạn có thể xác định phạm vi tiếp cận của chiến dịch và phát triển ý thức tốt về sự thành công của chiến lược.

Để tìm hiểu thêm về cách xây dựng Storytelling hiệu quả, bạn hãy theo dõi PITDA để cập nhật những bài viết mới nhất!

Yêu cầu báo giá