Xây dựng thương hiệu địa phương Local Brand là gì?

Phát triển kinh tế – xã hội địa phương là nội dung quan trọng góp phần phát triển kinh tế – xã hội đất nước. Trong đó, xây dựng thương hiệu địa phương được xem là mục tiêu chiến lược. Vậy xung quanh nội dung này cần chú ý những điều gì? Tham khảo bài viết sau đây để tìm câu trả lời.

Xây dựng thương hiệu địa phương là gì?

Mỗi địa phương trong cả nước đều có một thế mạnh kinh tế, một bản sắc riêng. Và để phát triển kinh tế của mỗi địa phương này, người ta sẽ tập trung vào những điểm mạnh ấy. Đó là cách hiểu nôm na của xây dựng thương hiệu địa phương.

Nói cách khác, xây dựng thương hiệu địa phương là xây dựng và phát triển một bản sắc riêng cho địa phương đó. Bản sắc ở đây không phải là những giá trị vật chất hữu hình như các công trình xây dựng. Mà còn là những giá trị vô hình mang nhận thức tích cực về địa phương. Để từ đó mỗi một người khi nghe thấy tên địa phương ấy sẽ nghĩ ngay ra những đặc điểm riêng mang ý nghĩa thương hiệu này.

Khác với xây dựng thương hiệu của một cá nhân, hay rộng hơn là một doanh nghiệp, quá trình xây dựng thương hiệu của một địa phương là sự nỗ lực của nhiều cơ quan, đối tác có liên quan. Xây dựng thương hiệu một địa phương cũng không có nghĩa là giới hạn trong phạm vi địa lý, hành chính của một địa phương đó, mà còn liên quan đến tầm nhìn chiến lược trong tổng hòa lợi ích của cả khu vực.

Bắt đầu xây dựng thương hiệu địa phương như thế nào?

Để có thể bắt đầu chiến dịch xây dựng thương hiệu của một địa phương, mỗi địa phương cần phải định nghĩa được thương hiệu của mình. Nói một cách cụ thể là trả lời được những câu hỏi sau:

  • Điểm mạnh/ yếu của địa phương là gì?
  • Trong tương lai, vị thế của địa phương nên (và có thể) là gì? Làm thế nào để khớp lại định vị đó?
  • Điều gì tạo nên sự khác biệt và độc đáo của địa phương?
  • Làm thế nào để biến định vị mới này thành thực tiễn?
  • Vai trò của các bên liên quan và các nhóm đối tượng cộng đồng trong việc đưa thương hiệu địa phương vào cuộc sống.
  • Làm thế nào để đo lường hiệu quả của chiến lược thương hiệu?

Các bước xây dựng thương hiệu địa phương

Sau khi đã trả lời được định nghĩa thương hiệu của địa phương, cần tiến hành xây dựng thương hiệu theo những bước cụ thể, rõ ràng, bao gồm:

Xác định chính xác mục đích

Việc xác định đúng mục đích xây dựng thương hiệu phụ thuộc vào việc hiểu rõ thế mạnh, sự khác biệt của địa phương. Chẳng hạn, các tỉnh thành như Phú Yên, Đà Lạt, Nha Trang,.. nổi tiếng với danh lam thắng cảnh tự nhiên thì nên xây dựng thương hiệu theo hướng phát triển du lịch. Trái lại, các địa phương không có lợi thế về du lịch nên tập trung phát triển các khu công nghiệp, nhà máy,…

Hiểu đúng đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu trong xây dựng thương hiệu của địa phương là chủ thể mà chiến lược muốn hướng tới. Chẳng hạn khách du lịch, công nhân lao động,… Tùy từng mục tiêu phát triển thương hiệu địa phương mà người ta xác định đối tượng cho phù hợp. Để từ đó có những chính sách quảng bá thương hiệu hợp lý.

Nhận diện hình ảnh thương hiệu hiện tại

Để đánh giá xem hình ảnh ấy đã thực sự phù hợp với định hướng phát triển thương hiệu địa phương trong tương lai chưa. Nếu chưa thì cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Ấn định nhận diện thương hiệu khao khát

Điều này xuất phát từ việc xác định mục tiêu xây dựng thương hiệu của địa phương là gì. Sau đó là quá trình đưa hình ảnh thương hiệu vào các phương tiện truyền thông, các hình ảnh để mọi người tiếp cận.

Phát triển định vị thương hiệu địa phương:

Phục vụ cho việc tìm kiếm trên các ứng dụng định vị của người dùng

Sáng tạo các hợp phần giá trị

Các hợp phần giá trị phục vụ nhận diện thương hiệu địa phương có thể là các công trình, dịch vụ có liên quan. Chẳng hạn như tại các khu du lịch có phát triển thêm các khu ăn uống, vui chơi,…

Thực hiện chiến lược thương hiệu

Là quá trình quảng bá thương hiệu địa phương đến với đông đảo mọi người. Điều này được thực hiện thông qua các kênh truyền thống, trang mạng xã hội, các biển báo tại chính địa phương ấy.

Đo lường thành công

Số lượt khách du lịch ghé thăm, lượng công nhân hiện có,… là những số liệu thực tế phản ánh hiệu quả của một chiến dịch xây dựng thương hiệu của mỗi địa phương. Nếu kết quả này không được như mong muốn thì các cơ quan chức năng liên quan cần có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

Đó là một số nội dung cơ bản trong việc xây dựng thương hiệu địa phương. Và nếu bạn đang cần một giải pháp cụ thể hơn thì hãy đến với PITDA để được hỗ trợ tốt nhất. Liên hệ 0924768888 hoặc truy cập ngay https://pitda.vn/ để nhận tư vấn ngay hôm nay.

Yêu cầu báo giá