8 NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÂN SỰ HIỆU QUẢ

Quản lý nhân sự là kỹ năng cần thiết ở một nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, kỹ năng nhân sự thường được cho là khái quát và không được chú ý. Từ việc giải quyết các tranh chấp nội bộ, đến việc thể hiện một mặt trận thống nhất với khách hàng, đến việc tuân thủ luật pháp một cách rõ ràng, đó đều là công việc của một người quản lý nhân sự.

Dưới đây là 8 nguyên tắc quản lý nhân sự giúp duy trì sự gắn bó của nhân viên và hoạt động công ty trơn tru:

 

  1. Giao tiếp thường xuyên

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng quan trọng trong từng ngành nghề, đặc biệt là nhân sự. Bạn cần thường xuyên liên hệ với các phòng ban trong công ty để theo dõi và đảm bảo hoạt động đi đúng hướng. Hãy chắc chắn về sự liên kết vững chắc với nhân viên của bạn. Bạn có thể tạo liên kết thông qua các cuộc họp thường xuyên và cởi mở trong giao tiếp. Bên cạnh đó, việc phản hồi những kiến nghị của nhân viên cũng là cách giúp bạn tìm nhân tài.

Bạn cần biết về cách tương tác, mức ảnh hưởng của các nhóm với nhóm để ra quyết định dựa trên điều đó.

Bằng cách tìm hiểu thông tin chi tiết về cách hoạt động của doanh nghiệp nói chung và cách mỗi nhóm ảnh hưởng đến những người khác, bạn có thể dễ dàng nhìn ra nguyên nhân của từng vấn đề và giải quyết tận gốc vấn đề nhanh hơn.

 

8-nguyen-tac-quan-ly-nhan-su

 

     2. Duy trì tổ chức

Duy trì tổ chức là một bài toán khó trong việc quản lý nhân sự. Điều này yêu cầu bạn bỏ thời gian và công sức liên tục khi bạn đang ở trong tổ chức. Hãy đảm bảo bỏ ra ít nhất 1 giờ cuối tuần để sắp xếp công việc, tài nguyên và xử lý hộp thư.

Để có thể quản lý hiệu quả, bạn cần quản lý quỹ thời gian của mình trước. Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho công việc và tạo thói quen hàng ngày để giúp bạn ngừng trì hoãn.

 

     3. Hãy kiên định nhưng đừng quên cởi mở

Là nhà lãnh đạo, bạn sẽ phải giải quyết các tranh chấp nội bộ và cách ứng xử của nhân sự. Điều này chứng tỏ bạn cần sự cứng rắn và kiên định theo chính sách của công ty.

Tuy nhiên, đừng để chính sách khiến bạn quên đi việc xem xét bối cảnh vi phạm xảy ra. Đừng ngần ngại tạo ra luật mới của bạn khi cần thiết.

Bạn không nên để ý quá nhiều khi đối phó với người sếp có sức ảnh hưởng lớn, hay nhân sự ở cấp bậc thấp nhất. Nếu có ai không hợp tác, bạn nên biết khi nào và cách thức thực thi chính sách công ty. Làm như vậy không chỉ để tránh làm suy yếu quyền lực của bạn, mà còn giữ cho công ty bạn không trở thành đống hỗn độn nhầm lẫn giữa ý tưởng và thực tiễn.  Và hậu quả của điều đó là khách hàng không tin tưởng vào công ty bạn.

Có thể bạn là một người tuân thủ chính sách của công ty. Tuy nhiên, hãy lắng nghe vấn đề và tiếp thu ý kiến phản hồi của nhân sự. Quan điểm và ý tưởng của nhân sự đôi khi sẽ giúp bạn ở khía cạnh nào đó.

 

8-nguyen-tac-quan-ly-nhan-su

 

     4. Minh bạch và rõ ràng

Bất cứ vị trí nào, nhất là khi là người lãnh đạo đều cần sự minh bạch. Bạn cần cho mọi người thấy cách bạn tính lương, giải thích nhiệm vụ, đánh giá quy trình. Bạn cần cụ thể hóa mục đích và định hướng của bạn.

 

     5. Tuyển dụng người phù hợp

Bạn hãy tuyển người phù hợp với văn hóa công ty thay vì tuyển người giỏi. Bạn có thể tuyển một người giỏi hơn những gì bạn cần và phù hợp với những người còn lại trong nhóm của bạn. Nếu bạn thuê một nhân viên cố gắng để được trả lương khi hoàn thành công việc, họ sẽ có thêm kinh nghiệm và tên công ty để ghi vào CV, nhưng đổi lại bạn cũng có thể có được lòng trung thành của họ. Còn đối với người giỏi hơn bạn, nhóm của bạn sẽ cố gắng để học hỏi và tiếp thu kiến thức từ nhân viên mới.

Bạn có thể thử tìm hiểu xem liệu nhân viên mới có hòa nhập hay không bằng câu hỏi về nhóm trước đây của họ, những gì họ thích làm trong thời gian rảnh rỗi, v.v.

Bạn cũng có thể mời một thành viên hiện tại phỏng vấn hoặc trò chuyện ngắn với ứng viên. Và để chuẩn bị cho màn giới thiệu nhân viên mới, bạn cần:

  • Chuẩn bị nguồn lực
  • Chỉ định người cố vấn
  • Kế hoạch đào tạo bài bản
  • Thường xuyên theo dõi
  • Xác định người có trách nhiệm và người mà nhân viên mới có thể tìm lời khuyên
  • Đặt kỳ vọng cho nhân viên

 

     6. Mở rộng vòng quan hệ

Dù bạn có thấy khó khăn khi sử dụng, nhưng Facebook vẫn là phương thức cần thiết để kết nối với nhân viên và lấy thêm thông tin. Một trang cá nhân Facebook có thể nói lên chân dung, tính cách của người đó. Bên cạnh Facebook, bạn cũng có thể theo dõi các bài viết từ những người lãnh đạo nổi tiếng trên LinkedIn như Suzanne Lucas, Mike Haberman,..

 

     7. Tạo thước đo hiệu suất

Một trong những cách tốt nhất để tạo động lực cho nhân viên là cho họ thấy doanh nghiệp đang hoạt động như nào. Họ đã đóng góp thế nào cho điều đó. Thước đo sẽ giúp nhân sự có tính cạnh tranh tạo ra hiệu suất cho công ty. Lãnh đạo giỏi cần khiến nhân sự của mình vui lòng cống hiến và trung thành với công ty.

 

8-nguyen-tac-quan-ly-nhan-su

 

     8. Quy trình nhất quán

Bạn nên tạo ra một quy trình nhất quán để mọi người tuân theo. Bằng cách đó, mọi người đều có thể thực hiện nhiệm vụ của mình theo tiêu chuẩn cao. Bạn có thể cung cấp cho họ những hướng dẫn chính xác để thực hiện. Khi có vấn đề gì xảy ra, bạn có thể truy được lỗi của quy trình hay của nhân viên để sửa chữa.

Để có thêm những tư vấn chính xác về quản lý nhân sự, bạn hãy theo dõi chuỗi bài viết của PITDA nhé!

Yêu cầu báo giá