Tìm kiếm giải pháp tăng trưởng là bài toán mà bất kỳ công ty nào cũng phải tìm lời giải, kể cả khi doanh nghiệp đang đứng trên đỉnh cao của ngành, có quyền hô mưa gọi gió.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bài toán ấy càng khó tìm ra lời giải hơn. Đặc biệt hơn là sau thời gian đại dịch Covid-19 đi qua và để lại biết bao tổn thất cho các doanh nghiệp.
Dưới đây, PITDA.VN sẽ bật mí cho 37 giải pháp tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp sau đại dịch Virus để gia tăng doanh thu, tối ưu hóa lợi nhuận và có một cú phát triển “nhảy vọt” xuất sắc.
Danh Mục
Suy cho cùng, mục đích tối thượng trong kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chính là sự gia tăng liên tục của dòng tiền đổ về tài khoản của những người chủ sở hữu, các cổ đông.
Mà điều này xuất phát từ việc doanh nghiệp làm ăn có lãi, doanh số tăng trưởng nhanh, bền vững, sự gắn kết giữa thương hiệu và khách hàng ngày càng mạnh mẽ,…
Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, chỉ cần bỏ lỡ một giây, người khác có thể ngay lập tức tận dụng cơ hội để vươn lên dẫn đầu.
Thất bại của doanh nghiệp không chỉ thể hiện thông qua sự sụt giảm về doanh số, hiệu suất mà kể cả khi doanh nghiệp đang đứng yên.
Bởi thành công là kết quả của việc nỗ lực vươn lên phía trước không ngừng. Nếu các doanh nghiệp khác tiến 1, chúng ta phải tiến 2, tiến 3.
Chậm chân hơn người khác có thể khiến doanh nghiệp đánh mất những cơ hội tốt, bỏ lỡ những bữa tiệc hấp dẫn.
Vì vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải liên tục tận dụng cơ hội, tìm kiếm giải pháp tăng trưởng để thoát khỏi vùng an toàn, tạo ra doanh thu đột phá, đưa doanh nghiệp tiến xa hơn so với những đối thủ của mình.
Một trong những cách quan trọng cần làm để chắc chắn rằng doanh nghiệp của bạn có thể vận hành với mức năng suất cao đó là áp dụng phần mềm tự động hóa.
Các phần mềm này sẽ giúp các công việc thủ công được thực hiện tự động. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong công cuộc thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp.
Bạn nên đánh giá và tìm hiểu xem loại phần mềm nào phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp mình. Trên thế giới hiện có rất nhiều phần mềm tự động hóa, hãy cân nhắc kỹ lưỡng và lựa chọn giải pháp tăng trưởng phù hợp.
Một số phần mềm tự động hóa ứng dụng trong công việc phổ biến trên thế giới hiện nay là Microsoft Dynamics 365, Oracle, SAP Business One, OpenBravo,… hay một số phần mềm của Việt Nam như Amis, Base, Sapo…
Phần mềm quản lý doanh nghiệp của Base
CRM có thể tự động hóa vô số các nhiệm vụ thủ công, cho phép các phòng ban cùng làm việc trên cùng một cơ sở dữ liệu. CRM có thể được sử dụng cho mục đích quản lý dự án, giúp doanh nghiệp quản lý mọi thông tin về khách hàng.
Giờ đây, với CRM, bạn có thể quản lý toàn bộ các thông tin liên quan đến bộ phận Sales, Marketing và cả bộ phận hỗ trợ khách hàng. Tất cả công việc quản lý sẽ được thực hiện trên cùng một nền tảng.
Bên cạnh đó, bạn có thể tích hợp thêm nhiều ứng dụng bằng cách sử dụng các plugin sẵn có. Các doanh nghiệp nhỏ đang ngày càng lựa chọn tùy chọn này vì nó tiết kiệm thời gian, cải thiện sự hợp tác và giảm gánh nặng chi phí liên quan đến công nghệ.
Nếu doanh nghiệp nhỏ không có ngân sách có thể tham khảo một số phần mềm CRM có bản miễn phí như Insightly, Zoho, VTiger, Hubspot… và khi có điều kiện thì đầu tư mua gói trả phí để có được nhiều tiện ích hơn.
Xem thêm: 4 Ứng dụng CRM chất lượng nhất để quản lý bán hàng hiệu quả thời 4.0
Nếu bạn quyết định sử dụng phần mềm CRM all-in-one (Tất cả tính năng được tích hợp trong một phần mềm), bạn cần chuẩn bị cho mình một giải pháp Marketing Automation phù hợp. Nếu không, bạn sẽ phải đầu tư vào các phần mềm giải pháp riêng lẻ.
Marketing Automation sẽ giúp bạn hợp lý hóa quy trình, tự động hóa các nhiệm vụ, nâng cao sự nhận thức thương hiệu và giúp thu hút khách hàng tiềm năng.
Marketing Automation bao gồm quy trình: thu hút đối tượng tiềm năng bằng nội dung -> Email Marketing nuôi dưỡng -> xây dựng Landing Page, Call to action để chuyển đổi họ thành khách hàng, đo lường và còn hơn thế nữa.
Một Startup sẽ khó có thể thành công mà không cần đầu tư “mạnh tay” từ những bước đầu tiên. Để KIẾM TIỀN, bạn phải biết TIÊU TIỀN.
Các công ty Startup cần vốn hoạt động vì nhiều lý do:
Bạn có thể vay một khoản nhỏ để đề phòng những rủi ro liên quan đến dòng tiền. Hoặc nếu có thể, bạn hãy kêu gọi sự giúp đỡ của các nhà đầu tư để trợ giúp về mặt tài chính.
Tuy nhiên, hãy lưu ý kiểm soát ngân sách và chi tiêu phù hợp. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đầu tư tràn lan dẫn đến việc không thu hồi được vốn và bị đẩy đến bờ vực phá sản.
Xây dựng thương hiệu là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho việc phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Giống như xây nhà, nền tảng có vững chắc thì ngôi nhà mới bền vững.
Việc đầu tư bài bản vào xây dựng thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp có được một hình ảnh chuyên nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác, nâng cao giá trị của doanh nghiệp, tạo giá trị thương hiệu bền vững.
Hơn nữa, một thương hiệu được xây dựng đúng đắn, chuẩn xác ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh trước đối thủ, thúc đẩy doanh thu tăng trưởng tối đa do được khách hàng ghi nhớ, tin tưởng, lựa chọn và trung thành với thương hiệu.
Nếu doanh nghiệp không biết bắt đầu xây dựng thương hiệu từ đâu, hay đã bắt tay vào thực hiện nhưng không hiệu quả, có thể tham khảo tư vấn giải pháp tăng trưởng của PITDA.VN Branding – agency tư vấn thương hiệu hàng đầu hiện nay.
Khi đầu tư và công nghệ nhằm mục đích tự động hóa các đầu công việc, doanh nghiệp bắt buộc phải đào tạo cho nhân viên sử dụng các công nghệ đó một cách hiệu quả và bài bản.
Hầu hết các giải pháp công nghệ đều cung cấp trợ giúp đào tạo miễn phí. Điều này đảm bảo nhân viên hoàn toàn có thể sử dụng thành thạo công cụ mới và sẵn sàng tận dụng hết khả năng của công cụ đó.
Với công nghệ CRM và giải pháp Marketing Automation, bạn có thể theo dõi mức độ tương tác của các khách hàng tiềm năng qua các hành vi phần nào thể hiện sự sẵn sàng mua hàng của khách hàng.
Một số hành vi cần chú ý là khách hàng truy cập những website gì, họ tìm kiếm nội dung gì, các sự kiện trực tuyến họ tham gia, những email nào được click mở xem,..
Cách tốt nhất để có thể theo dõi xem mức độ sẵn sàng mua của khách hàng đến đâu đó là tạo ra cơ chế chấm điểm tự động, theo dõi mức độ tương tác của khách hàng với sản phẩm.
Điều này giúp tệp khách hàng của bạn chỉ bao gồm những người đang thật sự quan tâm và có khả năng mua sản phẩm cao. Còn những tệp khách hàng khác sẽ được tiếp tục nuôi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau.
Content Marketing là hoạt động sản xuất nội dung hữu ích có liên quan đến các vấn đề thị trường và khách hàng mục tiêu của bạn đang gặp phải. Loại content này là giải pháp tăng trưởng không hướng tới việc bắt buộc khách hàng phải mua sản phẩm của doanh nghiệp.
Thay vào đó, bạn tập trung vào việc chỉ ra vấn đề của khách hàng và đưa ra cho họ giải pháp, trong đó có giải pháp của doanh nghiệp. Khi khách hàng tiềm năng thấy rằng giải pháp bạn cung cấp có thể giải quyết được vấn đề của họ, họ sẽ tiếp tục quay lại để tìm hiểu thêm về sản phẩm.
Content Marketing chính là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp. Và đây cũng là một trong những cách tăng trưởng quan trọng doanh nghiệp có thể tận dụng.
Viết blog cùng là một phần trong hoạt động content marketing. Những bài blog cần được sản xuất thường xuyên và tập trung vào những “pain point” (nỗi đau) của độc giả. Bạn nên chia sẻ rộng rãi bài viết qua các trang mạng xã hội để tăng khả năng tương tác.
Và luôn luôn chắc chắn rằng blog của bạn có phần đăng ký để người đọc để lại gmail và bạn có thể giúp họ nắm bắt kịp thời những thông tin hữu ích.
Việc thu email subscriber không chỉ nhằm mục đích mở rộng số lượng độc giả, mà đó còn là nguồn khách hàng tiềm năng một ngày nào đó có thể mua sản phẩm doanh nghiệp.
Trải nghiệm khách hàng là quy trình quan trọng dẫn đến quá trình ra quyết định mua hàng. Khách hàng càng cởi mở về vấn đề chi tiêu nếu họ được dẫn dắt đến những trải nghiệm tốt. Trải nghiệm khách hàng là một chủ đề rộng và mang nhiều sắc thái.
Để dẫn đến quyết định mua hàng, người tiêu dùng dựa vào nhiều yếu tố. Một trong số đó là kinh nghiệm trải nghiệm sản phẩm (có thể của bản thân hoặc nghe những người được tin tưởng chia sẻ).
Không phải ngẫu nhiên mà những hội nhóm review, chia sẻ kinh nghiệm lại thu hút được nhiều thành viên trên Facebook. Chinh vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao trải nghiệm của khách hàng nhiều hơn bằng việc tổ chức các event, tặng hàng dùng thử, tư vấn trải nghiệm…
Với một doanh nghiệp nhỏ và chưa có nhiều nguồn lực mạnh, bạn không nên tiết kiệm chi phí đầu tư vào nhân sự. Nếu bạn tuyển dụng những người thiếu kinh nghiệm, chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ gặp nhiều rủi ro.
Những kế hoạch như tiết kiệm chi phí bằng cách thuê nhân công giá rẻ có vẻ rất hấp dẫn, nhưng liệu bạn có muốn nhân lực khởi đầu của mình, những người cùng mình “chèo lái” con thuyền doanh nghiệp là người thiếu kinh nghiệm, thiếu khả năng và không đủ nhiệt huyết?
Thay vì chọn lựa nhân sự giá rẻ, bạn hãy dành thời gian thu hút và tuyển dụng những nhân tài cho công ty.
Một khi nhân viên hài lòng với công việc, họ sẽ chăm chỉ hơn, dành nhiều tâm huyết hơn với mục tiêu của doanh nghiệp và từ đó tạo được những trải nghiệm của khách hàng.
Đó là lý do tại sao doanh nghiệp cần chú trọng và đảm bảo rằng nhân viên đang hài lòng và thật sự được truyền cảm hứng trong công việc.
Nếu doanh nghiệp không tạo được hứng khởi làm việc cho nhân viên, không sớm thì muộn, nhân viên sẽ nghỉ việc và doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với vấn đề tuyển dụng nhân viên mới.
Khi một nhân viên nghỉ việc, doanh nghiệp sẽ tốn chi phí đăng tin, tìm kiếm và đào tạo một nhân viên mới. Để giảm thiểu tối đa tổn thất này, cách tốt nhất là hãy quan tâm và tạo cho nhân viên hứng khởi hoàn thành công việc một cách hiệu quả nhất.
Hiện nay, Millennials (những người sinh năm 1980 – 1998) đang là lực lượng lao động tiềm năng lớn nhất hiện nay. Và các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin từ Millennials từ đâu? Câu trả lời là từ các phương tiện truyền thông xã hội.
Doanh nghiệp nhỏ hoặc các startup muốn khởi nghiệp nếu muốn “hack” tăng trưởng, hãy tương tác tích cực trên các phương tiện truyền thông. Dưới đây là một số lời khuyên giúp các doanh nghiệp truyền thông thương hiệu được tốt hơn:
Giải pháp tăng trưởng dựa vào quảng cáo truyền thông xã hội có thể hướng những tin quảng cáo của bạn đến các khách hàng tiềm năng dựa trên những tiêu chí bạn thiết lập.
Ví dụ: bạn hoàn toàn có thể thiết lập quảng cáo chỉ hiển thị với những khách hàng trong phạm vi Hà Nội, chỉ những người làm trong ngành Marketing hoặc nhiều tiêu chí tùy chọn khác nữa.
Facebook là trang mạng tốt nhất bạn có thể sử dụng dùng để đăng tin quảng cáo đến các khách hàng tiềm năng.
Mạng xã hội này cho phép bạn kiểm soát lượng tiền bỏ ra để phân phối một quảng cáo và đồng thời cho phép bạn thiết lập đối tượng khách hàng mục tiêu. Đây là công cụ “hack” tăng trưởng ưa thích của nhiều doanh nghiệp.
Theo dự đoán, có hơn 70% dân số thế giới sử dụng smartphone vào năm 2025. Thậm chí mới đây đã có thông tin phổ cập smartphone cho 100% dân số Việt Nam.
Những con số này gián tiếp chứng minh sức mạnh của điện thoại di động và xu hướng sử dụng điện thoại di động trong hoạt động tiếp thị cá nhân.
Nếu trang web hoặc email marketing của bạn không được lập trình để hiển thị trên giao diện điện thoại, khách hàng sẽ ngay lập tức đóng chúng và bạn sẽ mất đi cơ hội dành được sự chú ý từ khách hàng.
Chính vì vậy, hãy đảm bảo rằng mọi thiết kế, giao diện đều được tối ưu hóa cho thiết bị di động.
Những người gây ảnh hưởng (KOL) là giải pháp tăng trưởng đáng quan tâm của doanh nghiệp. Họ là những người có lượng theo dõi lớn trên các trang mạng xã hội. Ý kiến của những người này có thể định hướng tiêu dùng của phần lớn khách hàng.
Do đó, nếu có thể hợp tác với những nhân vật này, doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi khách hàng và tăng độ phủ thương hiệu.
Nếu bạn muốn hình thành mối quan hệ với các KOL, bạn có thể áp dụng hình thức trao đổi các bài blog, đồng sáng lập web hoặc nhiều hình thức khác nữa có thể giúp bạn thiết lập và duy trì mối quan hệ với các KOL.
Có thể nói, khách hàng là nguồn sống của doanh nghiệp. Những khách hàng tiềm năng có thể là bất cứ ai. Đó có thể là khách hàng bên ngoài, người thân, thậm chí là nhân viên trong công ty và gia đình của họ.
Những người này sẵn sàng quảng bá thương hiệu doanh nghiệp rộng rãi ra bên ngoài, đó quả thật là một điều tuyệt vời.
Đó là những người sẵn sàng chia sẻ cảm nhận, dùng thử sản phẩm/ dịch vụ và truyền thông miễn phí sản phẩm cho những người khác.
Vì vậy, nuôi dường lượng khách hàng tiềm năng này có thể giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng.
Bạn sẽ không thể biết kế hoạch của mình có thành công hay không, chiến lược đề ra có phù hợp với doanh nghiệp nếu không tổng kết, đo lường kết quả quá trình vận hành.
Hoạt động này mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về từng giai đoạn cụ thể để có thể có những điều chính phù hợp, đảm bảo thành công cuối cùng.
Bên cạnh đó, thống kê cho bạn những số liệu trực quan hơn để dễ dàng báo cáo, trình bày khi có nhu cầu.
Hiện nay, nhiều công cụ hỗ trợ như Marketing Automation, CRM, Google Analytics…giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, nhân lực trong quá trình làm việc.
Trong thời kỳ chuyển đổi số, mọi công nghệ, xu hướng luôn được cập nhật nhanh chóng và chính xác trên mạng Internet.
Vì vậy, muốn phát triển, doanh nghiệp không thể nằm ngoài guồng quay đó. Những xu hướng công nghệ, sản phẩm hay tiếp thị là giải pháp tăng trưởng sẽ giúp bạn thấu hiểu khách hàng hơn, đổi mới bản thân để theo kịp thị hiếu và cạnh tranh tốt hơn với đối thủ.
Đồng thời, các xu hướng mới có thể tiết kiệm chi phí, cải thiện chất lượng nhân công, thời gian sản xuất, đào tạo cũng được rút ngắn đi đáng kể
Với sự phổ biến của smartphone, các nền tảng mạng xã hội cũng có sự phát triển mạnh mẽ về cả số lượng người dùng và chất lượng ứng dụng.
Mỗi mạng xã hội sẽ cung cấp nền tảng phát triển quảng cáo riêng dành cho doanh nghiệp như Facebook Ads, Facebook Stories, Instagram stories, Tik Tok Ads…
Mỗi mạng xã hội yêu cầu những hình thức nội dung khác nhau và có thế mạnh tiếp cận những đối tượng khác nhau. Do đó, doanh nghiệp nên linh hoạt, tùy biến việc sử dụng mạng xã hội để tiếp cận thành công đến tập khách hàng mục tiêu của mình.
Tăng trưởng doanh nghiệp không phải một số một chiều mà có thể đạt được. Đó là một quá trình cần được lên kế hoạch, chuẩn bị kỹ càng.
Tuy nhiên, dù có chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu, bạn cũng khó tránh khỏi những tình huống bất ngờ có thể xảy ra chẳng hạn như khủng hoảng truyền thông, dịch bệnh, tai nạn…
Vì vậy, ngoài kế hoạch dài hạn, hãy chia nhỏ quá trình này thành các giai đoạn ngắn hạn để dễ dàng kiểm soát, thống kê kết quả và có thể điều chỉnh kịp thời. Từ đó, bạn có thể dễ dàng hạn chế rủi ro và tối ưu hóa doanh thu.
Remarketing hay quảng cáo bám đuổi là hoạt động tiếp thị lại sản phẩm dựa trên việc hiển thị lại những sản phẩm được khách hàng quan tâm, tương tác trên Google hay các MXH.
Công nghệ đeo bám tạo ra hiệu ứng “mưa dầm thấm lâu”, khiến tỉ lệ CTR (Click-through-rate) và chuyển đổi từ nhận biết sang hành động cao hơn.
Kết quả là tăng khả năng bán được hàng và độ phủ thương hiệu. Và tăng chỉ số ROI (return of Investment- tỷ lệ hoàn vốn đầu tư) giúp bạn đúng quảng cáo, đến đúng người, tại đúng thời điểm.
Hoạt động này giúp khách hàng nhớ lại hành động, mối quan tâm trước đây của mình từ đó khuyến khích mua hàng nhiều hơn. Nhờ vậy, doanh thu của các doanh nghiệp cũng được tăng lên.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2 tỷ người đang dùng smartphone. Mỗi người trung bình kiểm tra điện thoại 110 lần/ ngày. Những con số đó cho thấy mức độ phổ biến và thời gian sử dụng điện thoại của con người đang lớn dần.
Vậy vì sao bạn không tận dụng điều này để tạo đà tăng trưởng cho doanh nghiệp của mình? Hãy thiết kế một ứng dụng dành riêng cho điện thoại. Điều này sẽ giúp tiếp cận số lượng lớn khách hàng tốt hơn, đồng thời giúp nâng cao trải nghiệm của họ.
Ứng dụng điện thoại giúp khách hàng có thể xem, tìm kiếm thông tin về công ty, sản phẩm, dịch vụ của bạn mọi lúc mọi nơi mà không bị giới hạn.
Chương trình khuyến mãi luôn mang lại lượng khách hàng nhiều hơn so với thông thường. Tuy nhiên, đừng lạm dụng khuyến mãi bởi việc có quá nhiều khuyến mãi sẽ khiến bạn khách hàng cảm thấy nhàm chán và làm giảm giá trị sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, mỗi chương trình, bạn sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí từ cân đối vốn và lợi nhuận, chi phí marketing, truyền thông PR, nhân sự…
Ngoài ra, không phải lúc nào bạn có có thể khuyến mãi cho khách hàng. Phải có một lý do nào đó làm tiền đề cho hoạt động để khách hàng cảm thấy nên tham gia khuyến mãi của bạn. Do đó, hãy cân nhắc kỹ càng và có sự chuẩn bị trước khi đưa ra khuyến mãi.
Đây là cách để doanh nghiệp gia tăng cơ hội trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng và tăng thêm giá trị thương hiệu của mình.
Những giải thưởng hay cuộc thi uy tín mang lại cảm giác tin tưởng hơn cho khách hàng. Đồng thời, tại các sự kiện, cuộc thi, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ được xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Môi trường làm việc cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng làm việc, mức độ trung thành và tâm huyết của nhân viên.
Do đó, doanh nghiệp muốn phát triển bền vững nên quan tâm đến việc tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động và khơi dậy cảm hứng làm việc.
Hãy nhớ rằng nhân viên của bạn là người trực tiếp hay gián tiếp mang đến những trải nghiệm cho khách hàng. Nhân viên cũng là yếu tố mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Đừng bỏ qua họ!
Nhiều doanh nghiệp thường thắc mắc tại sao họ chi mạnh tay cho quảng cáo nhưng kết quả thu về lại quá thấp? Có thể, một trong số các nguyên nhân là việc quảng cáo không đúng đối tượng mục tiêu.
Bạn kinh doanh sữa cho bà bầu? Bạn không nên target vào nhóm đối tượng từ 40-60 tuổi. Hay bạn bạn kinh doanh quần áo trẻ em thì đối tượng sẽ là phụ huynh, người có con, cháu trong độ tuổi từ 2-14 tuổi.
Việc xác định đúng đối tượng mục tiêu sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả tiếp cận và chuyển đổi khách hàng. Bạn nên nghiên cứu kỹ thị trường khi xác định khách hàng mục tiêu của mình.
Nếu đối tượng khách hàng của bạn đa dạng thì hãy cẩn thận khi lựa chọn kênh quảng cáo. Bởi mỗi đối tượng khách hàng sẽ có thói quen, mức độ nhận thức, vấn đề khác nhau.
Do đó phương thức tiếp cận họ cũng cần lưu ý để phù hợp nhất. Chẳng hạn như, thế hệ gen Y và gen Z bạn không nên quảng cáo trên TV vì MXH mới là kênh giao tiếp chính của nhóm đối tượng này. Nhưng ngược lại, nhóm khách hàng từ 60 tuổi trở lên lại dành nhiều thời gian để xem các chương trình TV này.
Khách hàng sẽ khó lòng dành sự tin tưởng của họ cho một doanh nghiệp có quá ít thông tin về thương hiệu. Hãy trung thực với chính thương hiệu của bạn. Đó chính là cách để bạn trung thực với khách hàng.
90% khách hàng đưa ra quyết định mua hàng dựa trên các thông tin đã biết về doanh nghiệp, sản phẩm. Vì vậy, hãy để họ biết bạn là ai, bạn có những giá trị gì, giá trị của bạn sẽ giúp gì cho nhu cầu của khách hàng. Làm được điều đó, bạn đã tiến gần hơn một bước trong quá trình chinh phục khách hàng.
Không phải khách hàng nào có nhu cầu và vấn đề giống nhau. Họ mong muốn vấn đề và nhu cầu của mình được quan tâm và giải quyết nhờ sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Vì vậy, bạn cần phải đáp ứng những mong muốn đó bằng các giải pháp tăng trưởng mới nếu muốn doanh nghiệp của mình có thể tiếp tục đứng vững trên thị trường. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã tiến hành cá nhân hóa đối với phân khúc khách hàng và một dòng sản phẩm nào đó với quy mô khách hàng lớn.
Dựa trên những thông tin khách hàng sẵn có, bạn nên phân tích để rút ra những thói quen và thấu hiểu khách hàng của mình hơn. Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả triển khai hoạt động cá nhân hóa trong Marketing.
Các công thức được rút ra từ kinh nghiệm quá khứ ngày càng không phù hợp với những nhóm khách hàng hiện nay. Bởi người tiêu dùng mong chờ được đáp ứng những nhu cầu riêng của cá nhân họ.
Các công cụ tự động, machine learning đã góp phần cải thiện kết quả kinh doanh thông qua nguồn dữ liệu thu được để dự đoán và kiểm soát tốt hơn các chiến lược bidding.
Từ đó, doanh nghiệp có thể tập trung nguồn lực vào các chuyển đổi có giá trị nhất nhằm chạy quảng cáo hiệu quả, đến đối đối tượng mục tiêu.
Nếu bạn có một doanh nghiệp thành công và bạn đang tìm kiếm sự tăng trưởng nhanh chóng, hãy xem xét các mô hình nhượng quyền thương mại.
Mặc dù giá nhượng quyền khá cao và việc chuyển sang một mô hình nhượng quyền rất phức tạp và cần chú ý nhiều đến hoạt động Marketing. Nhưng nếu bạn đang thực sự tìm cách phát triển nhanh chóng thì sẽ không có gì là trở ngại.
Khách hàng có thể quen thuộc với các chương trình khuyến mãi, ưu đãi của bạn nếu họ bắt gặp chúng trong thời gian dài. Như vậy, những ưu đãi của bạn sẽ mất đi sự hấp dẫn, mục đích cốt lõi của chúng.
Đa dạng hóa các loại hình khuyến mãi sẽ giúp bạn giải quyết điều này. Một số gợi ý về các loại hình ưu đãi bạn có thể tham khảo thêm những chương trình đăng ký nhận quà, dùng thử sản phẩm miễn phí, giảm giá sản phẩm cho tập khách hàng riêng.
Hệ sinh thái sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm các tổ chức và cá nhân tương tác với nhau theo nhiều cách khác nhau. Hệ sinh thái này khuyến khích các công ty phát triển khả năng của mình để cạnh tranh với đối thủ.
Đôi khi một hệ sinh thái có thể xoay quanh sản phẩm, ví dụ như ốp điện thoại, tai nghe và các phụ kiện điện thoại khác. Tương tự, suy nghĩ theo hướng hệ sinh thái đã trở thành một yếu tố quan trọng trọng đăng tải nội dung lên website – xây dựng một cộng đồng hứng thú với chủ đề đó và khuyến khích họ chia sẻ cho người quen.
Hệ sinh thái doanh nghiệp góp phần tạo ra tăng trưởng đột phá cho doanh nghiệp bởi nó tạo ra một cấu trúc xoay quanh và hậu thuẫn doanh nghiệp phát triển.
Không có doanh nghiệp nào chỉ sử dụng duy nhất một kênh bán hàng. Hiện nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, kênh bán hàng cũng dần trở nên đa dạng hơn nhằm mở rộng mức độ phủ sóng, tăng khả năng tiếp cận với người tiêu dùng.
Bạn có thể mở cửa hàng trực tuyến trên các sàn giao dịch điện tử hoặc tạo app bán hàng của riêng doanh nghiệp mình. Các kênh đại lý phân phối cũng là một cách kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh nghiệp nên phát triển những chương trình đối tác như đối tác giới thiệu khách hàng, đối tác kinh doanh, đối tác chiến lược, đối tác sản xuất,… tùy vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Việc liên kết và đồng hành cùng đối tác sẽ khiến sản phẩm, dịch vụ của bạn tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn, mở rộng sản phẩm, dịch vụ để đem đến giải pháp tăng trưởng toàn diện hơn cho đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn,…
Vì vậy, hãy cân nhắc, liệt kê những đối tác tiềm năng, liên hệ và thảo luận cùng họ để cùng hợp tác, hướng tới lợi ích chung.
Khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng mà còn khiến doanh thu thất thoát. Bởi vậy, bạn cần có những phương án ứng phó từ trước để tránh việc trở tay không kịp.
Tuy nhiên, khủng hoảng có thể xuất phát từ nguyên nhân nội tại như khủng hoảng truyền thông hoặc do yếu tố bên ngoài như tai nạn, bệnh dịch…
Trong những tình huống đó, bạn nên cân nhắc và tham khảo các chuyên gia, phân tích tình hình để có được cách giải quyết tốt nhất, giảm thiệt hại cho doanh nghiệp. Ví dụ như để đối phó với đại dịch Corona, việc tìm ra phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả là vô cùng quan trọng.
Trên đây 37 tuyệt chiêu giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng đột phá sau đại dịch Virus. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có hướng đi tích cực hơn trong thời gian phục hồi mở ra nhiều cơ hội phát triển doanh nghiệp của mình. Hãy nghiên cứu lại doanh nghiệp của mình và lựa chọn ra những giải pháp tăng trưởng phù hợp nhất để ứng dụng, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Một trong những cách thức hiệu quả nhất để tăng trưởng nhanh chóng sau mùa dịch Virus chính là đầu tư xây dựng thương hiệu để tăng vị thế cạnh tranh và chiếm lĩnh hình ảnh nổi bật trước thị trường. Để hiểu hơn về giải pháp thương hiệu, hãy liên hệ với PITDA.VN Branding để được tư vấn chi tiết nhất.
: PITDA.VN Branding.